Với ưu điểm nhanh, tiện lợi tã giấy đã trở thành một đồ dùng không thể thiếu của trẻ sơ sinh.
Tuy nhiên, có nhiều phụ huynh còn lờ mờ về việc dùng tã giấy đúng cách đã khiến con trẻ bị nhiễm bệnh nặng.
Chị Nguyễn Thị Hồng, Nguyễn Thị Minh Khai, TPHCM tâm sự: Để đối phó với cậu con trai 9 tháng tuổi hay tè dầm vào những ngày trở lạnh chị đã tận dụng tối đa tã giấy để giảm bớt việc giặt giũ quần áo liên tục. Nhưng khổ nỗi tã giấy không hề rẻ chút nào, dùng một lần rồi vứt thấy tiếc của nên chị đã không ngại tận dụng mặc một cái tã cho bé cả đêm hoặc cho mặc từ sáng tới chiều để đỡ tốn kém. Và công việc giặc giũ cũng nhẹ nhàng hơn trước.
|
Hóa chất nhân tạo trong tã giấy dễ gây bệnh kích ứng da, hăm da bé |
Chị dùng cho bé nhưng vậy suốt một tuần, sang tuần thì hai thì gặp biến chứng, mông và đùi của con bị nổi mẩn đỏ, bé hay thò tay gãi bộ phận sinh dục và khóc thét mỗi lần đi tiểu. Bé quấy khóc suốt ngày đêm, không chịu ăn nên chị đưa bé đi bệnh viện.
Bác sĩ chẩn đoán cho biết bé đã bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu do dùng tã giấy mất vệ sinh. May mà bé chưa bị nhiễm khuẩn đường tiểu trên nên được bác sĩ cho về nhà dùng thuốc kháng sinh và thuốc bôi ngoài da. Lúc này, chị Hồng mới biết việc tiết kiệm vài ngàn đồng mỗi ngày của mình lại gây nguy hại cho con đến như vậy.
Chị Trương Thị Hằng (Đống Đa, Hà Nội) thường đóng bỉm cho con bằng tã trần – loại tã giấy không có nhãn mác, chỉ được đóng gói sơ sài bằng nilon.
Chị Hằng cho rằng, tã chỉ dùng một lần vài tiếng rồi bỏ nên không cần phải quá cẩn thận. Gần đây, con gái chị bị hăm đỏ, bôi các loại kem thông dụng cũng không đỡ, đi khám mới biết là con bị hăm do tã.
Tất cả chúng ta đều biết tã giấy là một sản phẩm không thể thiếu trong đời sống của trẻ nhỏ, nhưng nếu dùng hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc, hoặc dùng tã không đúng cách đều có thể khiến trẻ bị nhiễm khuẩn. Hay trong quá trình sử dụng các mẹ đóng tã giấy quá chặt, sử dụng với thời gian dài, lười thay tã mới sẽ gây viêm da, hăm da lở loét, dị ứng, nặng hơn nữa là nhiễm trùng đường tiết niệu.
Đôi khi việc bảo quản tã giấy không hợp vệ sinh cũng có thể gây bệnh cho trẻ. Ví dụ như một bịch tã giấy được mở ra những không sử dụng hết mà không buộc lại hoặc cất đi mà để cho con trẻ chơi đùa, vứt lung tung ra sàn nhà rồi sau đó mặc lại cho trẻ cũng khiến trẻ bị nhiễm khuẩn.
Một số biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị nhiễm trùng đường tiết niệu đó là có thể gây bể thận, viêm bàng quang, đau thận. Một số trường hợp nặng phải nằm viện điều trị bằng cách tiêm kháng sinh vào tĩnh mạch hoặc tiêm phối hợp.
Vậy làm sao để tã giấy là “người bạn tốt” của trẻ nhỏ
|
Tã vải có thể ngừa hăm tã tuyệt đối an toàn cho bé |
Để phòng tránh những hiểm họa từ tã giấy, bậc cha mẹ phải có những kiến thức cơ bản về việc sử dụng tã giấy cho con nhỏ như khi mua tã thì nên chọn những thương hiệu uy tín trên thị trường, mua hàng chính hãng không nên ham rẻ mà mua hàng trôi nổi không rõ nguồn gốc. Trong quá trình sử dụng cha mẹ không nên cho con mặc một chiếc tã quá 5 tiếng.Tốt nhất là các mẹ canh từ 3-4 tiếng thì thay cho con, đặc biệt khi bé ị thì thay cho bé ngay. Trước khi đóng tã phải vệ sinh sạch sẽ cho con, lau khô da trước khi mặc tã. Dùng
tã vải, bỉm vải để thay thế tã giấy cũng là một biện pháp ngừa hăm hiệu quả.
Ngoài ra, khi chọn kích cỡ tã các mẹ nên chọn tã theo cân nặng của bé chứ không chọn theo độ tuổi. Vì thực tế có những trẻ ít tháng tuổi nhưng cân nặng đã vượt quá mức thông thường. Trên bao bì của tã đầu có ghi rõ kích cỡ theo trọng lượng này.
Lưu ý cho các mẹ là khi trẻ bị dị ứng hay lở loét vì tã giấy thì nên ngưng việc dùng tã và giữ cho vùng da đó được thông thoáng. Không được tự ý bôi thuốc khi chưa hỏi ý kiến của bác sĩ.
Tổng hợp
Liên hệ: 01636.322.466 (Mrs. Lương)
(0320)3.704.672
FB: https://www.facebook.com/bambimio.huyenluong
Email: luongmanhkk@gmail.com
(Huyền Lương Bambi Mio)